Trang chủ Tiêu điểm Nhật Bản tìm cách cải thiện nguồn cung gạo

Nhật Bản tìm cách cải thiện nguồn cung gạo

đăng bởi vietnamjournal

BNEWS Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã công bố phân tích về tình trạng thiếu gạo trong mùa Hè rằng mặc dù cung và cầu gạo nói chung trong nước không eo hẹp.

Theo báo cáo, tình trạng mua gạo hoảng loạn của người tiêu dùng đã lan rộng nhanh chóng do cảnh báo về nguy cơ một trận động đất lớn, dẫn đến gián đoạn nguồn cung ở một số khu vực.

Trong báo cáo được công bố vào ngày 30/10, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cũng thừa nhận chính phủ đã chậm trễ trong việc thu thập thông tin về tình trạng thiếu hụt cũng như liên lạc với các nhà phân phối và người tiêu dùng, đồng thời chỉ ra các kế hoạch tăng cường những nỗ lực này trong tương lai.

Theo Bộ này, nguồn cung gạo ở giai đoạn phân phối, chẳng hạn như tại các siêu thị, ở mức tương đương hoặc cao hơn năm 2023 cho đến tháng Bảy năm nay. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng Tám, sau trận động đất lớn ngoài khơi tỉnh Miyazaki gây ra cảnh báo động đất lớn đầu tiên ở rãnh Nankai, lượng mua của người tiêu dùng đã tăng 20-40% so với cùng kỳ năm 2023.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung trở nên trầm trọng hơn vì điều này xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi thu hoạch lúa mới cho năm 2024.

Trong các cuộc phỏng vấn được thực hiện như một phần trong phân tích của bộ, các nhà bán lẻ chỉ ra rằng bất kể lời giải thích của chính phủ, “nỗi lo lắng của người tiêu dùng về việc gạo biến mất khỏi các kệ hàng trong cửa hàng đã dẫn đến tình trạng mua hàng hoảng loạn”. Một số nhà bán buôn gạo đã hủy hợp đồng sử dụng cho mục đích kinh doanh và chuyển sang bán cho mục đích bán lẻ. Như một phần của các biện pháp trong tương lai, Bộ Nông nghiệp có kế hoạch tiến hành các cuộc khảo sát hàng tuần với các nhà phân phối thu gom và bán buôn trên khắp cả nước, bao gồm cả các văn phòng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản, về khối lượng gạo đã thu gom, bán ra và tồn kho từ tháng Sáu đến giữa tháng Chín khi gạo thu hoạch vụ mới bắt đầu có tại các cửa hàng.

Bộ đặt mục tiêu tích cực truyền đạt những kết quả này tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng để giúp hạn chế tình trạng mua hàng hoảng loạn.

Bộ cũng nhấn mạnh các nỗ lực tăng mức lưu kho để ngăn chặn tình trạng này tái diễn. Theo Bộ, nhu cầu gạo lương thực từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024 là 7,05 triệu tấn, với lượng lưu kho là 1,53 triệu tấn vào cuối tháng Sáu. Tỷ lệ lưu kho so với nhu cầu là khoảng 22%, nhưng dự kiến sẽ tăng lên 24% trong giai đoạn từ tháng 7/2024 đến tháng 6/2025. Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm