Trang chủ Tiêu điểm Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng

Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng

đăng bởi vietnamjournal

BNEWS Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào “thế khó”, thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.

Ngành công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc đã đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế quốc gia suốt 40 năm qua. Ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1970, là một nhân tố nổi trội, làm tăng đáng kể Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc giai đoạn 1980 – 1990. GDP của Hàn Quốc đạt khoảng 65 tỷ USD vào đầu những năm 1980, đã tăng lên khoảng 1.700 tỷ USD vào năm 2023 và trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ đó, ngành hóa dầu đóng góp đáng kể thông qua xuất khẩu và tạo việc làm.Tuy nhiên, việc hàng loạt nhà máy quy mô lớn được thành lập ở Trung Quốc và Trung Đông, đi kèm động thái tăng cường các quy định nhằm đáp ứng nhu cầu trung hòa carbon trên thế giới và những thay đổi cơ cấu trong ngành dầu mỏ toàn cầu đã dẫn đến việc cần có sự chuyển đổi toàn diện cơ cấu ngành công nghiệp. Trước đây, ngành dầu mỏ định kỳ sẽ lặp lại các giai đoạn bùng nổ và suy thoái, nhưng chu kỳ kinh tế này được dự đoán sẽ không còn lặp lại trong kỷ nguyên mới, khi thế giới đang nhanh chóng chuyển đổi sang xe điện và năng lượng thay thế.Sự vượt trội về công nghệ của Hàn Quốc đã đạt đến giới hạnNgành công nghiệp hóa dầu phát triển dựa trên quy trình lọc dầu. Khi dầu thô được tinh chế, các loại sản phẩm khác nhau như LPG, naphtha, dầu hỏa và dầu diesel được tách ra. Trong số này, naphtha được chuyển hóa thành các phân đoạn cơ bản như ethylene, propylene và butadiene thông qua cơ sở chế biến naphtha (NCC). Ethylene là vật liệu đầu vào thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như nhựa, cao su tổng hợp và vật liệu hóa học hiệu suất cao. Các sản phẩm như polyetylen (PE) và polypropylen (PP) là trung tâm của quá trình sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hiện đại.Ngành công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc đã và đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia thông qua việc sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm từ quá trình sản xuất và chế biến dầu nói trên. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp hóa dầu lại đang phải đối mặt với một tình thế khó khăn trong việc duy trì vị thế vốn có trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay.Gia tăng sản lượng lớn từ Trung Quốc và Trung ĐôngNgành công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc sản xuất khoảng 12 triệu tấn ethylene hàng năm thông qua các cơ sở chế xuất naphtha (NCC). Đây là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Á này. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh toàn cầu đã thay đổi nhanh chóng.Trung Quốc đã nổi lên là nhà sản xuất ethylene hàng đầu thế giới, sản xuất khoảng 52 triệu tấn vào năm 2023. Con số này tương đương khoảng năm lần sản lượng hàng năm của Hàn Quốc. Ngoài ra, tổng cộng 8 nhà máy lọc dầu và hóa dầu tích hợp (COTC) dự kiến sẽ được xây dựng ở Trung Đông cho đến năm 2027 và tổng sản lượng ethylene của các nhà máy này ước đạt khoảng 11,23 triệu tấn. Tổng lượng sản xuất của Trung Quốc và Trung Đông hợp lại sẽ vượt xa sản lượng hàng năm của Hàn Quốc và đang gây ra tình trạng dư cung trên thị trường hóa dầu toàn cầu.Đặc biệt, các nhà máy COTC ở Trung Đông đang giảm đáng kể chi phí sản xuất thông qua phương pháp sản xuất tại chỗ, từ dầu thô thành các sản phẩm hóa dầu cơ bản như ethylene. Đơn giá sản xuất ethylene tại một số nhà máy ở Trung Đông chưa đến 200 USD/tấn, rẻ hơn 30% so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Sự cạnh tranh về giá này gây áp lực lớn lên các công ty Hàn Quốc.Trung Quốc đã mở rộng cơ sở sản xuất ở quy mô lớn để đón đầu sự bùng nổ kinh tế, nhưng do kinh tế gần đây suy yếu nên nước này đang sử dụng chiến lược hạ giá sản phẩm. Cuộc tấn công của các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc đang gia tăng áp lực làm thu hẹp thị phần của các công ty hóa dầu Hàn Quốc. Kết quả là ngành hóa dầu toàn cầu phải đối mặt với tình trạng dư cung nghiêm trọng, gây ra mối đe dọa sụp đổ cho ngành hóa dầu Hàn Quốc vốn dựa trên khả năng cạnh tranh về giá.Giá cổ phiếu ngành hóa dầu giảm mạnhCuộc khủng hoảng trong ngành hóa dầu thể hiện rõ ở hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và giá cổ phiếu của các công ty hóa dầu hàng đầu Hàn Quốc. Giá cổ phiếu của Lotte Chemical đã giảm khoảng 60% so với mức đỉnh, phản ánh sự lo lắng của thị trường. LG Chem và SK Innovation cũng ghi nhận mức giảm giá cổ phiếu lần lượt hơn 50% và 45%. Điều này cho thấy những khó khăn mà toàn ngành hóa dầu Hàn Quốc phải đối mặt. Các chuyên gia phân tích chỉ ra rằng đây không phải là vấn đề đơn giản do các yếu tố mang tính chu kỳ gây ra. Ngành hóa dầu Hàn Quốc đang vấp phải những thách thức về mặt cơ cấu và đã đến lúc cần có sự chuyển đổi toàn diện.Giới chuyên môn nhận định đã đến lúc ngành công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc phải chấp nhận những thách thức mới ngoài quy trình tổng hợp NCC dựa trên naphtha hiện có. Các sản phẩm khác biệt như nhựa sinh học và vật liệu hiệu suất cao là chiến lược then chốt để lấy lại khả năng cạnh tranh. Tăng trưởng bền vững phải đạt được thông qua việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và sử dụng công nghệ tái chế hóa học và CCUS (thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon) liên kết với nền kinh tế tuần hoàn.Nếu năng lực cạnh tranh mới không được đảm bảo thông qua những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp, ngành hóa dầu Hàn Quốc sẽ dần mất vị thế trên thị trường toàn cầu. Chỉ có sự thay đổi và đổi mới hoàn toàn về công nghệ mới đảm bảo được tương lai của ngành hóa dầu Hàn Quốc. Ngành công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc đang ở thời điểm cần có những quyết định táo bạo để định hướng cho tương lai. Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm