Trang chủ Thị trường Các mã ngân hàng giảm điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index kết thúc chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp

Các mã ngân hàng giảm điểm vào cuối phiên, chỉ số VN-Index kết thúc chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp

đăng bởi vietnamjournal

Hôm nay, chỉ số VN-Index dường như đã có thể ghi nhận phiên giao dịch tăng điểm thứ mười liên tiếp, tuy nhiên, một số mã ngân hàng đã giảm điểm vào cuối phiên, khiến chỉ số VN-Index đóng cửa với mức giảm 0,3%. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index khép lại tuần tăng 2,4%, ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp.

Hầu hết c mã ngân hàng giảm điểm, ảnh hưởng bởi VCB (-1,3%), VPB (-1,2%), TCB (-1,3%), STB (-2,4%), MBB (-1,2%) và ACB (-1,2%) . GAS (-1,5%) có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp. Mặt khác, mã phân phối xăng dầu PLX (+0,9%) tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng qua. VHM (+2,0%) tăng 5,2% tính chung cả tuần. Mã phát triển bất động sản khu công nghiệp BCM (+6,9%) tăng trần.

Các biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19 khiến các hoạt động kinh tế bị gián đoạn

Tình hình lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 dẫn đến việc áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh thàng phía Nam và Hà Nội. Tính đến cuối tháng 7, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã tăng lên 145.686 ca, từ 15.065 ca vào cuối tháng 6. Đà lây lan nhanh của dịch COVID-19 đã khiến Chính phủ thông báo thực hiện Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh thành phía Nam, Hà Nội và một số khu vực khác trong 2 tuần. Vào đầu tháng 8, Chính phủ đã kéo dài thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, diễn biến này có thể sẽ tiếp tục gây ra những gián đoạn trong hoạt động kinh tế ở các địa phương này.

Việt Nam đã nhận được gần 11,5 triệu liều vaccine COVID-19 trong tháng 7. Tốc độ thực hiện tiêm chủng đang bắt đầu tăng tốc. Trong tháng 7, Việt Nam đã nhận 11,5 triệu liều vaccine COVID-19 7 và khoảng 2 triệu liều trong tuần đầu tiên của tháng 8, nâng tổng số liều vaccine đã giao cho Việt Nam lên khoảng 18 triệu liều. Tính đến ngày 05/08, đã có 8,1 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm cho hơn 7,2 triệu lượt người (tương đương gần 7,4% tổng dân số Việt Nam). Trong số này, TP. HCM đã thực hiện tiêm 2,0 triệu liều. TP.HCCM – trung tâm tài chính của Việt Nam đặt mục tiêu sẽ có 70% dân số trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine vào cuối tháng 8.

Ngành sản xuất đối mặt với các gián đoạn HĐKD do các biện pháp hạn chế của Chính phủ nhằm kiểm soát dịch COVID-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ tăng 2,2% YoY trong tháng 7 – mức tăng theo tháng thấp nhất kể từ đầu năm 2021 (ngoại trừ tháng 2/2021 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán) – với IIP của lĩnh vực sản xuất chỉ tăng 2,9% YoY. Trong 7 tháng đầu năm 2021, IIP toàn ngành công nghiệp và ngành chế biến/chế tạo tăng trưởng lần lượt 7,9% YoY và 9,9% YoY, đều cao hơn mức tăng trưởng 2,6% YoY và 4,2% YoY trong cùng kỳ 2020. Trong khi đó, chi số Quản trị Nhà mua hàng (PMI) ghi nhận tháng thứ hai liên tiếp sụt giảm với kết quả tháng 7 là 45,1 điểm (tăng nhẹ so với mức 44,1 điểm trong tháng 6).

Các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động bán lẻ. Các biện pháp giãn cách xã hội áp dụng theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh tháng phía Nam, Hà Nội và một số khu vực khác đã tác động mạnh đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước (MoM) và giảm 19,8% YoY. Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 0,7% YoY nhưng giảm 0,74% nếu loại trừ yếu tố giá (so với mức giảm 5,2% YoY trong cùng kỳ 2020). Việc kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 ở các tỉnh phía Nam và Hà Nội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 8.

Ngân sách nhà nước ghi nhận thặng dư 61,9 nghìn tỷ đồng tính đến ngày 15/07/2021. Theo Tổng Cục Thống kê (TCTK) tính đến ngày 15/7/2021, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 819,4 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch cả năm 2021. Trong khi đó, chi ngân sách đạt 757,5 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 44,9% kế hoạch năm 2201, trong đó chi cho đầu tư phát triển chỉ đạt 31,6% kế hoạch cả năm. Chúng tôi kỳ vọng chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng tốc vào cuối năm do tăng các khoản chi tiêu nhằm kiểm soát dịch bệnh và giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh để hỗ trợ nền kinh tế.

Vốn FDI giải ngân giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng. Giải ngân FDI đạt 1,26 tỷ USD trong tháng 7 (mức thấp nhất trong 5 tháng qua). Tính chung 7 tháng đầu năm, FDI giải ngân tăng 3,8% YoY đạt 10,5 tỷ USD trong khi tổng vốn FDI đăng ký giảm 11,1% YoY xuống 16,7 tỷ USD. Trong tổng vốn đăng ký, vốn đăng ký mới tăng 7%, đạt 10,13 tỷ USD, trong khi FDI cam kết tăng thêm và thông qua góp vốn mua cổ phân giảm lần lượt 3,7% và 55,8% xuống còn 4,54 tỷ USD và 2,05 tỷ USD.

Tăng trưởng hoạt động thương mại giảm tốc trong tháng 7. Theo số liệu của TCTK, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 18,5% YoY đạt 55,7 tỷ USD trong tháng 7 (so với 40,3% YoY ghi nhận trong trong quý 2/2021). Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt lần lượt 185,3 tỷ USD (+25,5% YoY) và 188,0 tỷ USD (+35,3% YoY), dẫn đến nhập siêu 2,7 tỷ USD (so với mức xuất siêu 8,7 tỷ USD trong 7 tháng 2020). Các biện pháp nhằm kiểm soát dịch COVID-19 có thể gây ra một số gián đoạn trong sản xuất cũng như kéo dài thời gian giao hàng và do đó khiến tăng trưởng thương mại chậm lại.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng do giá năng lượng tăng và nhu cầu thực phẩm tăng đột biến do áp dụng giãn cách xã hội. Theo TCTK, CPI của Việt Nam tăng 0,62% MoM (+2,25% so với đầu năm – YTD) và 2,64% YoY. CPI bình quân 7 tháng 2021 tăng 1,64% YoY (mức thấp nhất cùng giai đoạn kể từ năm 2016). Do nhu cầu lương thực tăng trong tháng 7 chỉ là tạm thời và giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã giảm vào ngày 27/07, áp lực lạm phát có thể hạ nhiệt trong tháng 8. Chúng tôi hiện dự báo CPI bình quân 3,0% cho cả năm 2021.

Đồng VND tiếp tục tăng giá so với USD trong tháng 7. Tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm xuống dưới 23.000, giao dịch ở mức 22.947 vào cuối tháng, tương đương với mức tăng giá 0,3% MoM so với USD và tăng 0,7% YTD. Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng dòng vốn FDI ổn định và tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ hỗ trợ cho đồng VND vào cuối năm 2021. Ngoài ra, các ngân hàng có thể hủy hợp đồng bán USD kỳ hạn với NHNN để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thiết.

 

Có thể bạn quan tâm