Trang chủ Tiêu điểm Có dễ “khoá van” nhiên liệu hoá thạch?

Có dễ “khoá van” nhiên liệu hoá thạch?

đăng bởi vietnamjournal

BNEWS Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua khoản tín dụng 4,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ dành cho một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới khổng lồ tại Mozambique.

Theo trang tin “The Interpreter” (Australia), được một số chính phủ châu Âu hỗ trợ, dự án này bao gồm các giếng khoan ngoài khơi, đường ống ngoài khơi và các cơ sở cảng.Tin tức này xuất hiện khi các nhà khoa học về khí hậu cảnh báo rằng các khoản đầu tư mới vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch sẽ làm chệch hướng nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm carbon, khi các tổ chức tài chính công cũng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc chuyển nguồn tiền của họ từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu và công nghệ tái tạo.Liệu các cơ quan tín dụng xuất khẩu – một loại hình ngân hàng do chính phủ sở hữu – có thể được sử dụng để tài trợ cho xuất khẩu năng lượng tái tạo hay không? Nghiên cứu của các nhà phân tích thuộc Viện Lowy (Australia) cho thấy mặc dù việc “khóa van” nhiên liệu hóa thạch có thể được thực hiện nhanh chóng, song việc tài trợ cho năng lượng tái tạo lại phải đối mặt với một số rào cản.* Cơ quan tín dụng xuất khẩu là gì?Các cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA) là các ngân hàng do nhà nước sở hữu, cung cấp các sản phẩm tín dụng và bảo hiểm để hỗ trợ xuất khẩu quốc gia. Họ thực hiện điều này bằng cách cung cấp các khoản cho vay trực tiếp và các sản phẩm bảo hiểm, chẳng hạn như bảo hiểm cho các công ty chống lại các rủi ro chính trị khi xuất khẩu sang các nước đang phát triển.Hầu hết các nước giàu đều có ECA, thường hoạt động cùng với các cơ quan phát triển. Ví dụ, Cơ quan Tài chính Xuất khẩu Australia hỗ trợ các công ty Australia muốn bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Cơ quan này hợp tác chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) để kết hợp các mục tiêu phát triển với các lợi ích kinh tế cho các nhà xuất khẩu của quốc gia châu Đại Dương này.Vấn đề là các cơ quan tín dụng xuất khẩu này đã giúp bảo lãnh các dự án năng lượng đang làm nóng hành tinh, chẳng hạn như dự án LNG của Total tại Mozambique.* Dòng tiền đang chảy về đâu?         Phân tích của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Lowy cho thấy các khoản đầu tư của ECA trước đây thường tập trung các dự án carbon cao, với chi tiêu hàng năm cho nhiên liệu hóa thạch cao hơn 16 lần so với chi tiêu cho năng lượng sạch. Tin tốt là điều này đang thay đổi. Năm 2023, Australia đã tham gia cơ chế “Đối tác chuyển đổi năng lượng sạch”, cam kết các quốc gia chấm dứt hỗ trợ công cho các dự án nhiên liệu hóa thạch quốc tế.Kể từ Thỏa thuận Paris năm 2015, đã có xu hướng giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, với Canada, Pháp, Nhật Bản và Anh là những nước cung cấp dòng tài chính lớn nhất cho các dự án năng lượng sạch. Ví dụ, Đức đã tăng chi tiêu cho năng lượng sạch từ 1,4 tỷ USD trong giai đoạn trước Thỏa thuận Paris lên 3,1 tỷ USD sau khi thỏa thuận được ký kết.* Các cơ quan tín dụng xuất khẩu có thể tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo?Câu trả lời ngắn gọn là “Có”, nhưng tồn tại một số rào cản chính.Đầu tiên là loại hình kiểm soát chính trị đối với ECA. Ví dụ, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ – một cơ quan theo luật định – đã nhiều lần phản đối các sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế cho vay nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, “Tài chính Xuất khẩu Vương quốc Anh” – một cơ quan của chính phủ – đã trực tiếp phản ứng với áp lực hành pháp bằng cách xanh hóa danh mục cho vay của mình.Khi quá trình ra quyết định của bộ máy hành chính không phụ thuộc vào áp lực chính trị và các nhiệm vụ theo luật định yếu về khí hậu, việc chuyển hướng tài chính công khỏi nhiên liệu hóa thạch có thể rất khó khăn.Thứ hai là quy mô của cơ sở công nghiệp xanh của các quốc gia. Ở nhiều quốc gia, đơn giản là không có công ty đa quốc gia lớn nào muốn xuất khẩu nhiên liệu và công nghệ tái tạo. Ví dụ, không có nhà sản xuất tấm pin Mặt trời lớn nào gõ cửa Cơ quan Tài chính Xuất khẩu Australia để xin hỗ trợ.Thứ ba, ngay cả khi có nhu cầu về tài chính xuất khẩu từ các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, thường thì các ngân hàng này không có các công cụ chính sách phù hợp để sử dụng. Tương tự, thái độ e ngại rủi ro tại nhiều ngân hàng hạn chế đáng kể ý định mạo hiểm của họ để đầu tư ra bên ngoài các đối tác truyền thống, nổi tiếng trong ngành năng lượng và đầu tư vào các công ty tiên phong xây dựng công nghệ xanh.Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29), tổ chức ở Azerbaijan vào tháng 11/2024, các quốc gia đã nhất trí huy động 300 tỷ USD mỗi năm từ nguồn tài chính công và tư cho các nước đang phát triển vào năm 2035. Để đạt được mục tiêu này, các chính phủ sẽ phải tăng cường hỗ trợ cho nhiên liệu tái tạo và các công nghệ liên quan và phải thực hiện điều đó một cách nhanh chóng.ECA có thể là một phần của sự thay đổi này, nhưng họ cần phải ngừng ngay mọi hỗ trợ tài chính cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cũng cần cân nhắc cách có thể thay đổi các hoạt động thực tiễn để hỗ trợ năng lượng tái tạo, bao gồm cả việc áp dụng các công cụ chính sách phù hợp.

Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm