Trang chủ Tiêu điểm Bài học cho các công ty khởi nghiệp sau vụ sụp đổ của SVB

Bài học cho các công ty khởi nghiệp sau vụ sụp đổ của SVB

đăng bởi vietnamjournal

BNEWS Vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) tại Mỹ vào tháng trước đã làm gia tăng khó khăn trong việc huy động vốn đối với các công ty khởi nghiệp (start-up) trên toàn thế giới.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, đã bị đe dọa trực tiếp và gián tiếp khi SVB, một ngân hàng cho vay hàng đầu trong ngành công nghệ của Mỹ, đột ngột sụp đổ. Điều này đã ít nhiều gây sóng gió cho hệ thống tài chính toàn cầu.
*Vấn đề thanh khoản của SVB

SVB, ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ, được thành lập vào năm 1983 với mục tiêu chính là phục vụ cho các nhà đầu tư mạo hiểm và các  start-up.
Hơn 50% nhà đầu tư mạo hiểm ở Mỹ đã đăng ký tài khoản tại SVB để tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự kết nối liền mạch giữa các quỹ đầu tư mạo hiểm và các  start-up, được kích hoạt bởi giao diện lập trình ứng dụng hiệu suất cao (API) và ít hạn chế hơn do các ngân hàng thông thường khác đã gửi chúng đến SVB. Tiền gửi của các công ty công nghệ được phân bổ cho các khoản đầu tư trái phiếu dài hạn, chiếm hơn 80% danh mục đầu tư trái phiếu phát hành ở Mỹ và Canada.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất để chống lạm phát đã gây ra cuộc khủng hoảng tại SVB. Mặc dù trái phiếu mới phát hành có lợi suất cao do lãi suất cao hơn, nhưng trái phiếu SVB phát hành trong thời gian dài đã giảm giá trị khi Fed tăng lãi suất đột ngột và liên tục. Điều này đã kiến các khách hàng hoảng sợ, dẫn đến tình trạng rút tiền tại ngân hàng. Khi khách hàng rút một lượng lớn tiền mặt do không chắc chắn về tình hình của ngân hàng, SVB buộc phải bán trái phiếu dài hạn đã mất giá để tiếp cận thanh khoản.
Các nhà điều hành của SVB đã cố gắng thuyết phục các bên liên quan đóng góp thêm vốn, nhưng họ đã không thành công. Tình hình trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến giá cổ phiếu của ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Để bảo vệ những người gửi tiền được bảo hiểm, Cục Bảo vệ tài chính tiêu dùng Mỹ đã phải kiểm soát SVB và cho đóng cửa ngân hàng này.
*Bài học kinh nghiệm
Sự sụp đổ của SVB dường như là một hồi chuông cảnh tỉnh cho giới tài chính. Chúng ta đã học về tầm quan trọng của đa dạng hóa trong đầu tư và quản lý danh mục đầu tư.
Mặc dù hoạt động của ngân hàng cho vay công nghệ vẫn hoạt động, lỗi có thể liên quan đến các khách hàng chính của SVB, chủ yếu là các công ty mới thành lập và quỹ đầu tư mạo hiểm, cả hai đều đặc biệt dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, danh mục đầu tư cũng được đánh giá cao đối với tài sản của Mỹ và Canada. Tác động tích lũy của tất cả các yếu tố này đã đặt SVB vào tình thế mất sự ổn định.
Nếu danh mục đầu tư của ngân hàng đã được trải rộng khắp thế giới để quản lý thanh khoản tốt hơn, tình hình có thể đã không trở nên tồi tệ đến mức này.
*Đánh giá toàn diện
 
Bà Pornthip Kongchun, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Jitta, start-up công nghệ hàng đầu của Thái Lan, cho biết Jitta không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của SVB, nhưng các start-up cần tiến hành đánh giá toàn diện tất cả các rủi ro tiềm ẩn từ nhiều góc độ khác nhau.
Các nhà điều hành một doanh nghiệp khởi nghiệp từ bây giờ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức để nhận được tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Trên con đường phát triển của mình, các  start-up có thể đối mặt với những thách thức trong phát triển công nghệ, đòi hỏi đầu tư rất lớn vào nguồn nhân lực và các hình thức đầu tư đổi mới và công nghệ khác.
Khoản tài trợ mà họ nhận được có thể kết thúc bằng việc đốt tiền mặt hơn là để phục vụ tăng doanh thu và số lượng khách hàng.
Do chi tiêu quá mức và quản lý dòng tiền kém, một số lượng đáng kể các start-up không thể tồn tại và cuối cùng thất bại. Đây là điều tối quan trọng không chỉ đối với các start-up mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề.
Trong thế giới tài chính, các doanh nghiệp và start-up  phải đối mặt với những thách thức giống nhau: sự bất ổn về kinh tế, lạm phát, biến động lãi suất và các quy định luôn thay đổi. Tất cả những yếu tố này buộc các quỹ đầu tư mạo hiểm phải đánh giá lại danh mục đầu tư và các khoản đầu tư đang chờ xử lý của họ.
Các start-up  phải thận trọng để quản lý tài chính hợp lý và duy trì tình trạng tài chính của họ, điều này sẽ cho phép họ tồn tại trong những biến động không lường trước được.
Việc huy động vốn cho một start-up  sẽ không còn như trước nữa. Nó sẽ không đơn giản như trước đây. Năm 2021 đánh dấu năm thành công lớn nhất của các start-up  trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một năm sau, đầu tư vào các start-up đã giảm do lãi suất tăng và thanh khoản không đủ.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm phải thận trọng và đầu tư khôn ngoan hơn vào các  start-up  do trách nhiệm giải trình thấp hơn so với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
*Thách thức cho các start-up
Thách thức đối với các start-up là tập trung vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh, chi phí đầu tư thấp hơn và đảm bảo tạo ra lợi nhuận thay vì đốt tiền mặt.
Tuy nhiên, phải nói rằng sự thất bại của một ngân hàng lớn không phải là điềm báo rằng cơ hội cho các start-up  trên toàn thế giới đã hết. Những người chơi mới như Jungle Ventures và Golden Gate Ventures đã quan tâm đến việc thay thế SVB, vì họ vẫn thấy cơ hội cho các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào Đông Nam Á.
Như đã đề cập, điều rất quan trọng đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm là áp dụng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ khi đầu tư vào các start-up.
Trong khi đó, các start-up  nên giữ vững mục tiêu và tập trung hơn nữa vào việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình từng bước một để đạt được thành công lâu dài và tăng trưởng bền vững./.

Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm