Trang chủ Công nghệ Bình Định ứng dụng công nghệ lõi để phát triển kinh tế số

Bình Định ứng dụng công nghệ lõi để phát triển kinh tế số

đăng bởi vietnamjournal

BNEWS Bình Định là địa phương có cơ hội, tiềm năng phát triển công nghiệp công nghệ cao thông qua sự xuất hiện và đầu tư của Khu công nghiệp Becamex Bình Định, Trung tâm trí tuệ nhân tạo FPT…

Ngày 15/11, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ lõi – động lực phát triển kinh tế số”.Ông Trương Quang Phong, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng: Thế giới đang bước vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt để chạy đua chuyển đổi số và xây dựng một nền kinh tế số, xã hội số, công dân số. Đây là mong muốn của các nước phát triển, cũng là cơ hội cho những nước như Việt Nam cùng bước vào một vạch xuất phát để cạnh tranh ngang bằng. Bình Định là địa phương có cơ hội, tiềm năng phát triển công nghiệp công nghệ cao thông qua sự xuất hiện và đầu tư của Khu công nghiệp Becamex Bình Định, Trung tâm trí tuệ nhân tạo FPT, Khu đô thị khoa học Quy Hoà… Bình Định có thể “đi tắt đón đầu” các xu hướng công nghệ cao, tiên tiến nhất hiện nay như AI, Blockchain, NFT, Machine Learning, thậm chí cả Metaverse và một số nghiên cứu công nghệ khác dựa vào các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài công lập ở tỉnh. Thông qua hội thảo, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trương Quang Phong mong muốn các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, thúc đẩy việc triển khai ứng dụng các công nghệ lõi (AI, Blockchain, Core tech 4.0), chuyển đổi số nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoạt đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng: Đối với Bình Định, việc ứng dụng và phát triển công nghệ lõi là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa quy trình sản xuất và gia tăng giá trị cho các ngành công nghiệp trọng điểm. Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ lõi trong phát triển kinh tế số, Bình Định đã và đang chú trọng triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ lõi giúp cải thiện  hiệu suất, giảm chi phí, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và tối ưu hóa các mô hình kinh doanh. Tỉnh đã có bước tiến nhất định trong thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là quản lý nhà nước và cải cách hành chính nhằm xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Long, Giám đốc Chuyển đổi số, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo cho rằng: Việc sử dụng công nghệ AI sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ công; xây dựng được hình ảnh địa phương đổi mới,… Các đại biểu cũng chia sẻ một số công nghệ lõi có thể triển khai, thực hiện tại Bình Định, nêu bật tiềm năng mới từ công nghệ AI như: Công nghệ AI tạo sinh để tăng tốc phát triển kinh tế số; Ứng dụng Blockchain trong cải cách công tác hành chính; Core tech 4.0 – Nền tảng phối hợp phân tích dữ liệu và mô phỏng đa vật lý, kỹ thuật học máy và bản sao số tối ưu hoá sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí vừa và nhỏ; giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghiệp công nghệ lõi… Source: BNews

Có thể bạn quan tâm