BNEWS Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước; trong đó, 10/11 nhóm hàng CPI tăng, cao nhất là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,74%.
Tiếp theo là nhóm giao thông tăng 0,73% do bình quân trong tháng giá xăng tăng 1,85%; giá dầu diezen tăng 4,99%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,72% do sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến giá bình quân tăng. Bên cạnh đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,19%. Tháng 1 năm nay là thời điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ nên nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm và ăn uống nhà hàng của người dân tăng cao, cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,57%; trong đó, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,86%, thực phẩm tăng 0,48%, lương thực tăng 0,41%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,54%. Các nhóm còn lại có chỉ số giá tăng nhẹ như: may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,0 6%; giáo dục tăng 0,04%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,64%. Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,07% so với tháng trước. Tháng 1 năm nay, CPI của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm tác động nhiều đến CPI chung là: nhóm thuốc và dịch vụ y tế 6 tăng 19,91%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,37% do giá nước sạch tăng 11,94%; giá điện tăng 6,67%7; giá nhà thuê tăng 6,75%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,27% do giá lương thực tăng 6,1%; thực phẩm tăng 2,26%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4,9%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 3,87%. Các nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ tác động không nhiều đến CPI chung: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2, 22%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,79%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,69%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,68% chủ yếu do giá vàng cao dẫn đến giá đồ trang sức tăng 34,01%, bên cạnh đó dịch vụ bảo hiểm y tế tăng 29,98%. Cũng trong tháng 1 năm nay, có 3/11 nhóm hàng CPI giảm so với cùng kỳ: nhóm giáo dục giảm 7,69%; bưu chính viễn thông giảm 1,06%; giao thông giảm 0,38%. Chỉ số giá vàng tháng 1/2025 tăng 0,97% so với tháng trước và tăng 34,18% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2025 tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 3,92% so với cùng kỳ. Theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 năm nay trùng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ nên nhu cầu tiêu dùng của người dân những ngày sát Tết tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước tính đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% và tăng 27,4%4; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% và tăng 36,1%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% và tăng 14,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 16 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% và tăng 18,9%. Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về việc đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng từ 5-20% theo từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2024; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 30-35% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 85-90%); 128 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, kết nối với 926 đầu mối, chuỗi , cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổ chức hơn 70 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp; 110 điểm bán sản phẩm OCOP và 91 điểm chợ Hoa Xuân phục vụ Tết. Trên các kênh bán hàng đa phương tiện đăng 268 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (qua điện thoại, website, ứng dụng mua hàng…) của hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn. Hỗ trợ giới thiệu trên 3.000 sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố về thị trường Hà Nội, kết nối tiêu thụ lượng hàng từ các tỉnh, thành phố với 500 nghìn tấn hàng hóa. Cấp phép 192 xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xăng dầu hoạt động 24/24h trong khu vực nội thành để đảm bảo lưu thông thông suốt h àng hóa phục vụ nhân dân, đặc biệt trong dịp Tết. Song song với việc chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhân dân trong dịp Tết, Thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan chú ý không để đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng hóa, khiến giá cả bị đẩy lên cao; đảm bảo nguồn hàng phong phú, đa dạng, giá cả ổn định phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết. Theo BNews/