Trang chủ Tiêu điểm Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp mũi nhọn của Australia

Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp mũi nhọn của Australia

đăng bởi vietnamjournal

BNEWS Theo tạp chí The Conversation, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ lý do vì sao người nông dân chăn nuôi bò sữa ở Australia đang dần rời bỏ ngành nông nghiệp mũi nhọn mà họ đã theo đuổi từ rất lâu.

Nhiều người có thể nghĩ rằng những người nông dân chăn nuôi bò sữa tại “xứ chuột túi” đã tận hưởng đủ thời kỳ bùng nổ của ngành. Từ nhiều năm trước, ngành công nghiệp sữa phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng cao. Nhưng càng về những năm gần đây, nhu cầu chủ yếu đến từ các thị trường mới nổi của châu Á.Tại nhiều nước phát triển, số lượng nông dân chăn nuôi bò sữa thực tế đã giảm dần vì họ phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng. Ở Australia, số lượng trang trại chăn nuôi bò sữa có đăng ký đã giảm từ 6.308 trang trại vào năm 2014 xuống còn 4.420 trang trại vào năm 2022.Những người chăn nuôi bò sữa ở Australia đã phải vật lộn với vấn đề lợi nhuận thiếu ổn định và chi phí ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu hụt lao động, giờ làm việc kéo dài và thời tiết khắc nghiệt. Họ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại sữa thực vật vốn ngày càng phổ biến.Mặc dù vậy, ngành sữa vẫn là ngành công nghiệp nông thôn lớn thứ ba của Australia. Ngành này sử dụng khoảng 33.500 lao động và tạo ra hơn 6 tỷ AUD (3,71  tỷ USD) giá trị tính ngay từ trang trại.Khi người nông dân rời khỏi ngành, quy mô đàn gia súc do những người chăn nuôi còn lại sở hữu lại tăng lên. Áp lực tài chính cũng tương tự. Mức độ hài lòng với công việc của người lao động trong ngành theo đó có thể giảm sút, gây áp lực lên các hộ gia đình và đàn gia súc mà họ chăn nuôi.Nghiên cứu do Giáo sư Clive Phillips tại Đại học Curtin (Australia) dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports, đã dựa trên các cuộc khảo sát ý kiến từ 147 nông dân chăn nuôi bò sữa, để xem xét chi tiết về những áp lực nói trên. Những phát hiện của nhóm nghiên cứu đã vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại về “mức độ hài lòng khá thấp”, lý do khiến một số nông dân cân nhắc việc rời bỏ ngành.* Kết quả nghiên cứu Khảo sát của nhóm được tiến hành vào năm 2023 và sử dụng phương pháp kết hợp – thu thập cả phản hồi định lượng và định tính để hiểu rõ hơn về những khó khăn của những người nông dân chăn nuôi bò sữa. Hầu hết nông dân chăn nuôi bò sữa (72%) cho biết họ phải đối mặt với những thách thức lớn – chủ yếu là chi phí tăng cao, hạn hán và lũ lụt. Giờ làm việc dài hơn và thu nhập thấp đã tạo ra căng thẳng về mặt tinh thần cho 69% nông dân hoặc gia đình họ. Các trang trại lớn với nhiều công nhân và có nhịp độ làm việc cao hơn sẽ gặp nhiều căng thẳng hơn. Gần như tất cả nông dân (97%) đều nhấn mạnh rằng tình trạng phúc lợi động vật vẫn ổn và họ cho rằng động vật là ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chăn nuôi của họ. Chỉ khoảng 20% coi các vấn đề dài hạn như tình trạng bất ổn về biến đổi khí hậu, thiếu hoặc không đủ trợ cấp và tài trợ, cũng như nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng là những thách thức lớn.* Cởi mở với các lựa chọn thay thế khác Hơn một nửa số nông dân chăn nuôi bò sữa được khảo sát bày tỏ sẵn sàng khám phá các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi bò thịt. Tuy nhiên, một số người thừa nhận rằng đất đai của họ không phù hợp với các lựa chọn thay thế này.Hơn một phần ba (36%) sẵn sàng chuyển đổi từ ngành sữa sang làm vườn hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Hỗ trợ tài chính và tư vấn kỹ thuật được coi là những hình thức hỗ trợ quan trọng nhất cần có để thực hiện điều này.Những lý do phổ biến nhất khiến những người nông dân chăn nuôi bò sữa cân nhắc chuyển đổi sang hình thức làm ăn khác là yếu tố tuổi tác hoặc vấn đề sức khỏe (chiếm 16% tổng số nông dân), tiếp theo là tình trạng thiếu lao động (12%) và chi phí tăng (12%). Một số người lo ngại về việc quy hoạch lại đất nông nghiệp, nguy cơ dịch bệnh và thủ tục giấy tờ phức tạp hơn.Tuy nhiên, những người lạc quan hơn về ngành sữa lại cho rằng “có lẽ cỏ cũng không xanh hơn ở phía bên kia hàng rào”, khi các ngành công nghiệp khác có thể cũng đang phải chịu những áp lực tương tự. Những người quan tâm đến việc chuyển đổi khỏi ngành chăn nuôi bò sữa có thể cho rằng ngành chăn nuôi bò sữa ở Australia đang là ngành không bền vững. Phần lớn trong số những người có ý định chuyển đổi đều dự đoán rằng ngành này sẽ thoái trào về lâu dài khi họ già đi.Tuy nhiên, nhiều nông dân (64%) không quan tâm đến việc chuyển đổi từ ngành sản xuất sữa – ngay cả khi có sự hỗ trợ và trợ giúp của chính phủ. Nhiều người cho biết lý do đó là cam kết lâu dài của gia đình đối với ngành chăn nuôi bò sữa và lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp nông nghiệp khác. Ngoài ra, nhiều nông dân kiên trì theo đuổi ngành này vì họ vẫn còn đang vay nợ ngân hàng.* Ngành sữa gặp áp lựcÁp lực dài hạn đối với ngành sữa có thể khiến Chính phủ Australia quan tâm và tham gia vào quá trình chuyển đổi. Những áp lực trên bao gồm doanh số bán sữa giảm và nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thay thế từ thực vật.Thêm vào áp lực nói trên là sự xuất hiện của một công nghệ mới. Công nghệ “lên men chính xác” đang đe dọa hoạt động sản xuất sữa và casein (loại protein có trong sữa bò) để phục vụ làm phô-mai mà không cần đến sữa từ động vật. Công nghệ trên tương tự như công nghệ được phát triển cho thịt nhân tạo. Trong tương lai, điều này có khả năng được thực hiện với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với việc chăn nuôi bò sữa. Một số công ty sữa lớn đã đầu tư vào công nghệ này.Ngoài ra, cũng cần phải giảm thiểu tác động của gia súc đối với biến đổi khí hậu. Chính phủ Australia đã cam kết tới năm 2030 giảm 43% lượng khí thải so với mức của năm 2005, hướng tới mục tiêu bằng 0 vào năm 2050. Australia cũng đã tham gia Cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu, cùng 122 quốc gia ký kết giảm lượng khí thải methane toàn cầu ít nhất 30% so với mức của năm 2020 vào năm 2030.* Nhìn về phía trướcTheo tạp chí The Conversation, những người nông dân Australia cần được giúp đỡ để tìm ra giải pháp thay thế cho ngành chăn nuôi bò sữa. Nếu Chính phủ Australia giúp nông dân lập kế hoạch dài hạn, vượt qua những khó khăn trước mắt, họ có thể chuyển đổi dần dần thành các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của công chúng trong tương lai về thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật được sản xuất trong các hệ thống nông nghiệp bền vững. Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm