Trang chủ Tiêu điểm Thể thao thể chất số Việt Nam: Phát triển là xu thế tất yếu

Thể thao thể chất số Việt Nam: Phát triển là xu thế tất yếu

đăng bởi vietnamjournal

BNEWS Tiêu chí chính khi tạo ra các môn thi đấu Thể thao thể chất số tương lai là sự đổi mới, tính giải trí, khả năng sản xuất, mở rộng thị trường và tiếp cận đông đảo quần chúng nhân dân.

Thể thao thể chất số (Phygital sports) được hiểu là Thể thao thể chất (Physical sports – Thể thao truyền thống và hiện đại) kết hợp với Thể thao số (Digital sports – thể thao trên môi trường kỹ thuật số, thuật ngữ này sẽ rộng hơn thuật ngữ thể thao điện tử Esports). Tiêu chí chính khi tạo ra các môn thi đấu Thể thao thể chất số tương lai là sự đổi mới, tính giải trí, khả năng sản xuất, mở rộng thị trường và tiếp cận đông đảo quần chúng nhân dân. * Phát triển thể thao phong trào theo định hướng chuyển đổi số Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hùng, Trưởng Ban Thể chất số quốc gia VIRESA, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam cho biết: Thể thao thể chất số ra đời gắn với mục tiêu thực hiện sứ mệnh của Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA), nhằm phát triển thể thao điện tử, thể thao giải trí, vũ đạo thể thao giải trí đa môn gắn với thể thao truyền thống và thể thao hiện đại Việt Nam. Điều này góp phần phát triển thể thao phong trào theo định hướng tiên phong chuyển đối số, tiếp cận trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực quản lý, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nói chung và Thể thao thể chất số nói riêng.Theo Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam Trần Văn Mạnh, thể thao thể chất số tại Việt Nam ra đời là xu thế tất yếu trong sự phát triển, hòa chung vào công cuộc Chuyển đổi số quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thể thao thể chất số sẽ đáp ứng được các chương trình hành động chung, phục vụ công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục thể chất và thể dục thể thao, đưa các nội dung thi đấu của Thể thao thể chất số, gồm thể thao giải trí, vũ đạo thể thao giải trí đa môn kết hợp thể thao điện tử vào hệ thống thi đấu Hội khỏe phù đổng toàn quốc và Đại hội Thể thao toàn quốc. Thể thao thể chất số cũng được công nhận là nghề nghiệp, là loại hình kinh tế thể thao đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Sự thành công của Việt Nam với Thể thao thể chất số sẽ tạo tiền đề phát triển thêm các sự kiện và giải đấu mới trong tương lai, mở ra cơ hội cho lớp trẻ tiếp cận với cách thức thi đấu mới và giành được nhiều sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng, hệ sinh thái các bên liên quan. * Thể thao thể chất số giúp Việt Nam hòa nhập nhanh hơn với thế giới Tháng 2/2024, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam đã cử Câu lạc bộ bóng rổ Thang Long Warriors tham dự Giải Phygital Basketball Invitational thuộc khuôn khổ Thế vận hội tương lai “Games of Future” tại Kazan (thuộc Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga). Việc Câu lạc bộ Thang Long Warriors tham gia thi đấu và giành chức vô địch đã góp phần khẳng định tiềm năng và khả năng bứt phá của Việt Nam khi tham gia các môn thể thao ở khu vực và quốc tế, đặc biệt là môn thể thao đón đầu xu thế chuyển đổi số với sự kết hợp giữa thể thao điện tử và thể thao thể chất. Cuối năm 2023, lần đầu tiên tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số năm 2024 (Esports and Phygital Sports Festival VietNam 2024 – EPF24, diễn ra từ ngày 27/12/2023 đến 7/1/2024) được tổ chức với sự phối hợp của các đơn vị gồm: Ủy ban Olympic Việt Nam, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA), Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh (UPES1), Hội Thể thao giải trí thành phố Hà Nội (HSA). Các vận động viên tham gia giải tranh tài 22 nội dung thuộc 4 nhóm môn bao gồm: Thể thao điện tử (các bộ môn Esports như Bóng đá điện tử eFootball, Bóng rổ điện tử NBA 2K (Thi đấu Pro-Am 3×3), Audition, Truy kích PC…); Thể thao thể chất số Phygital Esport (thi đấu các môn eFootball & Futsal, NBA 2K & Basketball); Thể thao mô phỏng (E-Golf, Thực tế ảo Mission X); Thể thao giải trí số (bao gồm các môn nhảy hiện đại kết hợp âm nhạc). Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hùng, giải đấu nhằm xây dựng hệ sinh thái có sự kết hợp giữa thi đấu điện tử và thể chất, hiện đã có mặt tại các giải đấu quốc tế (tức là vận động viên kết hợp giữa chơi điện tử và thi đấu thể thao). Qua đó định hướng chuẩn mực cách nhận diện của loại hình này tới đông đảo nhân dân để hiểu đúng, trúng nội dung tinh thần, ý nghĩa Ban tổ chức đưa ra; tạo sân chơi thiết thực cho cộng đồng, tạo sức mạnh, sự lan tỏa về ý nghĩa giải đấu tới hệ sinh thái thể thao quần chúng chung cả nước. Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số năm 2024 kết thúc thành công với sự tham gia của 5.500 vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên tới từ 25 tỉnh, thành phố, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam tạo ra được một sân chơi chung cho các môn Thể thao thể chất số. * Lan tỏa tinh thần thể thao tới mọi tầng lớp nhân dân Với mục tiêu phát triển phong trào Thể thao thể chất số rộng khắp, toàn diện, có tính hệ thống, chuyên nghiệp và bền vững, VIRESA đang tạo dựng nên một hệ sinh thái đặc thù, đa môn, hướng tới thể thao thành tích cao, theo chuẩn quốc tế. Chủ tịch Danh dự VIRESA Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Việt Nam sẽ có thêm cơ hội nắm bắt rõ hơn về xu hướng kết hợp thể thao điện tử và thể thao truyền thống này, tạo tiền đề phát triển thêm các sự kiện và giải đấu mới trong tương lai. “Chúng tôi bắt đầu nhận thấy những tín hiệu tích cực từ các trường trung học phổ thông, đại học, cao đẳng trong việc ứng dụng mô hình Thể thao thể chất số vào môi trường học đường. Điều này phù hợp với những quốc gia như Việt Nam do đặc tính hạn chế về yếu tố thể chất, trong khi học sinh, sinh viên cũng chưa tiếp cận rõ ràng với thể thao điện tử theo hướng chính thống, chuẩn hóa”, ông Nguyễn Xuân Cường nói thêm. Trọng tài quốc gia Vũ đạo thể thao giải trí (đa môn) Vũ Thị Mai Phương nhận định, các giải đấu Thể thao thể chất số đang dần thu hút được nhiều hơn lực lượng vận động viên tham gia, đặc biệt là đối tượng học sinh phổ thông. Các vận động viên tham gia thi đấu cũng ngày càng chuyên nghiệp, đa dạng về số lượng môn và nội dung thi đấu, tại một số giải gần đây, trình độ của các hệ thi đấu cũng cải thiệt rõ nét hơn, có thể khẳng định chất lượng chuyên môn đã được nâng cao hơn rất nhiều so với các giải đấu trước. Đặc thù của loại hình thi đấu mới này là sự kết hợp đa dạng của các môn vũ đạo vận động thể thao (nhảy múa có âm nhạc với Esport), mang tính giải trí cao, đem lại sự mới mẻ hứng thú cho người tham gia. Việc phát triển các loại hình Thể thao thể chất số nói chung sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao trong giới trẻ cũng như tới mọi tầng lớp nhân dân. Theo BNews/

Có thể bạn quan tâm